Từ trước tới giờ chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm "miễn phí" - "free" khi nhắc đến những phần mềm máy tính (Phần mềm diệt virus miễn phí), đó là thuộc tính cố hữu của người Việt Nam, thích xài đồ tốt, có chất lượng, trong khi không muốn mất tiền hay điều gì đó đổi lại.

Một thời gian rất dài, chúng ta chỉ thích bẻ khóa, lục key để xài phần mềm chứ ít ai chịu bỏ tiền ra để mua một phần mềm có bản quyền. Hiện nay, điều đó phần nào được thay đổi, nhiều người đã ý thức được rằng việc mua một phần mềm bản quyền thì sử dụng ưu việt hơn, đỡ mất thời gian, tránh thao tác rườm rà vốn có của phần mềm miễn phí. Cái miễn phí sao mà bằng cái tốn tiền được. Qua thực tế, mình thấy việc bảo vệ máy tính và dữ liệu đối là rất quan trọng. Virus, trojan, malwave...những phần mềm độc hại ngày càng nhiều và tỷ lệ thuận với mức độ nguy hiểm. Nếu một ngày đẹp trời, bạn mở máy tính lên, và ôi không ! Đồ án cuối kỳ của bạn đã biến mất chỉ vì những con virus máy tính.

Tất nhiên, phần mềm diệt virus nào cũng có ưu và nhược điểm riêng. Cái thì bảo vệ tốt, cái thân thiện, cái thì chỉnh sửa hiệu quả, cái khả dụng cao. Nhưng tất cả chúng đều có chung mục đích là giúp người dùng hạn chế được sự tấn công của virus.

Việt Nam luôn là nước có tên trong danh sách vi phạm bản quyền phần mềm nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, theo thống kê của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp quốc tế BSA (Business Software Alliance), tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở nước ta đã bắt đầu giảm. Trong đó, xu hướng sử dụng phần mềm diệt virus có bản quyền ngày càng phổ biến đã thúc đẩy sự lên ngôi của phần mềm diệt virus "made in Vietnam".

Phần mềm không bản quyền: Lợi bất cập hại

Nghe có vẻ nghịch lý, khi phần mềm diệt virus đôi khi lại làm gia tăng tác hại trong vấn đề an ninh mạng, nhưng thực tế lại diễn ra như vậy. Không ít người dùng vẫn "nuôi" trong mình một suy nghĩ: cứ crack (bẻ khóa) các phần mềm diệt virus là sử dụng vô tư. Đối với học sinh, sinh viên việc sử dụng phần mềm crack hoặc phần mềm diệt virus miễn phí là muốn tiết kiệm, nhưng đó thực sự là nhận thức sai lầm. Bởi nếu dùng phần mềm diệt virus không có bản quyền chỉ tiết kiệm cho người dùng một số tiền không lớn, khoảng 200.000 – 300.000 đồng/năm, nhưng cái thiệt từ việc gia tăng nguy cơ an ninh mạng thì khó lường hết được.

Việc sử dụng phần mềm diệt virus không bản quyền đã làm cho nhiều người, thậm chí cả các doanh nghiệp ngộ nhận rằng, "cứ dùng theo cách này cũng ổn", trong khi họ hoàn toàn có đủ khả năng tài chính để trang bị phần mềm có bản quyền. Đến khi máy tính của họ hoặc mạng máy tính trong doanh nghiệp bị virus phá hoại thì đã muộn.

BSA từng cảnh báo, dùng phần mềm không có bản quyền còn làm gia tăng nguy cơ an ninh mạng. Cụ thể, khi dùng Windows hay các phần mềm ứng dụng do bẻ khóa, các lỗ hổng nếu có sẽ không được cập nhật bản vá từ chính hãng, dễ bị tin tặc xâm nhập và phá hoại. Với phần mềm diệt virus, việc dùng không bản quyền còn gây ra nhiều nguy cơ hơn thế. Không có bản quyền hợp pháp, phần mềm diệt virus sẽ không có đầy đủ các tính năng ưu việt, dẫn tới không ngăn chặn được sự tấn công xâm nhập của virus. Thêm vào đó, người sử dụng cũng không cập nhật được các mẫu nhận diện mới nhất từ nhà sản xuất, trong khi các virus mới, biến thể mới lại xuất hiện hàng ngày, hàng giờ, vì thế phần mềm diệt virus không có bản quyền trên máy tính sẽ trở nên mất tác dụng nhanh chóng.

Một vấn đề quan trọng khác là nếu không có bản quyền, khi gặp vấn đề virus, người sử dụng sẽ gặp khó khăn vì không có sự hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp từ các chuyên gia. Nguy hiểm hơn, do không ý thức được rằng, phần mềm diệt virus không bản quyền sẽ không bảo vệ được máy tính, người sử dụng có thể lơ là và mất cảnh giác trước các mối nguy hiểm thường trực từ Internet, mạng LAN hay các ổ đĩa USB.

Hàng Việt lên ngôi

Nhiều chuyên gia nhận định, Việt Nam là một trong những nước sản xuất phần mềm diệt virus đầu tiên trên thế giới. Đó cũng là một trong những lý do khiến thị trường phần mềm diệt virus ở nước ta khá sôi động, với đa dạng sản phẩm đến từ nhiều nước. Để cạnh tranh với các phần mềm diệt virus nước ngoài, các nhà sản xuất trong nước không chạy đua trong việc giảm giá mà tập trung chú trọng vào việc cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Hiện các công ty phần mềm diệt virus trong nước đã đầu tư khá mạnh trong mảng dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật. Thậm chí, có công ty đã đầu tư đội ngũ hơn 500 chuyên gia và kỹ thuật viên chăm sóc khách hàng với hàng trăm line (đường dây) điện thoại phục vụ khách hàng. Trong khi đó, các sản phẩm nước ngoài chỉ có thể hỗ trợ thông qua đại lý phân phối. Các đại lý thường chỉ có vài nhân viên chăm sóc khách hàng, chủ yếu là nhận thông tin từ khách hàng rồi chuyển tiếp chứ không xử lý trực tiếp.

Bkav (sản phẩm cá nhân - Bkav pro internet security) là sản phẩm diệt virus thuần Việt do Bkis nghiên cứu và phát triển đã được phân phối rộng rãi trong và ngoài nước.
Riêng CMC Info Sec (CMC Antivirus) được tập đoàn CMC đầu tư và đã có những phân khúc thị trường nhất định